Enviroment New
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Enviroment New

BachKhoa Enviromental 2007
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Luận văn thu hồi kim loại nặng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Posts : 107
Join date : 22/07/2009
Age : 43
Location : TPHCM

Luận văn thu hồi kim loại nặng Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận văn thu hồi kim loại nặng   Luận văn thu hồi kim loại nặng Icon_minitimeFri Aug 14, 2009 3:11 pm

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:

Ngành thuộc da được xem là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nhất do tạo ra mùi hôi thối, nhiều chất thải hữu cơ và tiêu thụ nhiều nước. Các chất thải bao gồm: nước, muối, các protein, lông, chất béo và những hóa chất dư của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó còn có da phế thải của công đoạn tạo hình và tách da, bào da hay đệm để đạt chiều dày da mong muốn. Da thải của các công đoạn ướt có thể làm thức ăn gia súc và phân bón, tuy nhiên da thải của công đoạn khô chỉ được đem chôn lấp. Sau một thời gian, dưới ảnh hưởng của các tác nhân tự nhiên, các thành phần trong da bị biến đổi và gây ô nhiễm cho môi trường đất.
Gelatin là sản phẩm thủy phân một phần của collagen có nguồn gốc tự nhiên như da, mô của khớp nối và xương động vật. Trong công nghiệp, gelatin có rất nhiều ứng dụng quan trọng, đóng vai trò là chất ổn định, chất kết dính, chất nhũ hóa và chất làm đặc. Da thải của công đoạn khô vẫn còn chứa rất nhiều gelatin. Để có thể tái sử dụng thành phần này trong da phế thải và hạn chế ô nhiễm, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thu hồi gelatin để làm keo hoặc phân bón. Tuy vậy, ở Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu ứng dụng. Do đó, luận văn này được đưa ra để nghiên cứu khả năng thu hồi gelatin từ da phế thải và khả năng áp dụng công nghệ này ở Việt Nam.

1.2 Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu khả năng thu hồi gelatin theo phương pháp kiềm trong các điều kiện chiết tách khác nhau. Từ đó đưa ra một công nghệ thu hồi gelatin rẻ và hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đồng thời bước đầu nghiên cứu khả năng làm keo từ gelatin không tinh khiết này.

1.3 Phạm vi đề tài:
Nghiên cứu này được tiến hành trên mô hình phòng thí nghiệm là mô hình từng mẻ có thể tích 500 ml. Mục đích là khảo sát sự ảnh hưởng của: lượng kiềm (vôi, xút) , nhiệt độ, thời gian chiết tách đến hiệu quả thu hồi gelatin.
Cuối cùng, thử khả năng tạo keo của gelatin vừa thu hồi.

1.4 Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát khả năng thu hồi gelatin (dựa trên lượng TKN trong mẫu thu hồi) khi thay đổi điều kiện nhiệt độ (70 – 1000C), lượng kiềm (vôi, xút) và thời gian chiết tách (1 – 6 h).
Thử nghiệm một vài công thức keo gelatin, chọn công thức keo thích hợp, kiểm tra lực kéo và lực tách của mối nối sau khi dán, so sánh với keo làm từ gelatin tinh khiết.
Code:
http://www.mediafire.com/?kkngugmzndr
Về Đầu Trang Go down
https://environment.forumvi.net
 
Luận văn thu hồi kim loại nặng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đánh giá hàm lượng kim loại
» Luận văn Môi Trường
» Luận văn Nước thải Mực in
» Luận văn thạc sĩ Khoa Học MT
» Tổng luận về xử lý chất thải rắn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Enviroment New :: Thảo luận Môi trường :: Chủ đề khác-
Chuyển đến